Ngày nay, ở mỗi gia đình đều sở hữu một chiếc máy ép chậm không còn là việc hiếm hoi. Mỗi người đều quan tâm đến sức khỏe, nguồn dinh dưỡng từ các loại trái cây và máy ép chậm là giải pháp hoàn hảo khi nước ép ra bảo quản được hoàn toàn dưỡng chất. Nhưng cách vệ sinh máy ép chậm lại là nỗi bâng khuâng của không ít khách hàng. Hãy cùng mayepcoluamilexen.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Máy ép chậm là gì?
Thông thường mọi người sẽ thường thấy đa số các hộ gia đình sử dụng máy ép thường, thì máy đó được gọi máy ép ly tâm. Trong quá trình sử dụng, khi ép tiếng ồn sẽ rất lớn, dẫn đến sự khó chịu cho người sử dụng.
Còn riêng đối với máy ép chậm, vận tốc máy sẽ khoảng 45 – 80 vòng quay/phút. Trục quay sẽ nghiền nát rau củ quả, tách phần sát sang một bên, phần nước sang một bên, phần bã được máy tự động đẩy ra phía ngoài. Đặc biệt giữ nguyên dưỡng chất. Máy ép chậm cũng không gây ra tiếng ồn nhiều như máy ép ly tâm, đây được xem là một trong những ưu điểm nổi bật và làm khách hàng lựa chọn sử dụng loại máy ép này.
Dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy ép chậm?
Để có thể vệ sinh máy ép chậm đúng cách và an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình ép của động cơ máy thì việc bạn cần làm là chuẩn bị dụng cụ theo như hướng dẫn dưới đây:
Khăn mềm: chúng ta sẽ dùng khăn để lau lại máy ép sau khi đã vệ sinh xong.
Chổi vệ sinh: bạn có thể sử dụng chổi kèm theo lúc mua máy hoặc có thể liên hệ những nơi chuyên cung cấp để mua loại chổi chuyên dành cho máy ép này.
Nước rửa chén lành tính, chất tẩy rửa không quá mạnh: vì chúng ta sẽ sử dụng máy ép thường xuyên để bổ xung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên chất tẩy rửa máy cũng phải lành tính, thân thiện với con người và môi trường.
Xem thêm : Nên mua loại máy xay sinh tố nào?
Các bước vệ sinh máy ép chậm
Bước 1: Tắt máy
Cách vệ sinh máy ép chậm không khó và sẽ được đề cập ngay trong các bước cụ thể sau đây. Đầu tiên bạn cần đảm bảo là đã tắt máy trước khi vệ sinh. Các phích cắm, nguồn điện cần phải được ngắt hết và chờ máy ngừng hoạt động hoàn toàn để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như tránh làm hỏng máy.
Bước 2: Tháo rời các bộ phận
Khi tháo rời các bộ phận bạn cũng cần chú ý, vì đối với máy ép chậm chúng ta phải tháo theo một trình tự nhất định. Không được xáo trộn trình tự tháo dưới đây:
- Đầu tiên là thanh ấn
- Tiếp theo cửa cho nguyên liệu, ống tiếp nguyên liệu
- Tiếp đến trục ép
- Lưới lọc
- Vòng cố định lưới lọc (nếu có)
- Cuối cùng là khay chứa
Bước 3: Ngâm và rửa máy ép
Đến bước ngâm và rửa máy ép. Bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, cho lần lượt các thiết bị vào đó để cặn bã bám trong máy có thể được loại bỏ phần nào. Lưu ý để riêng phần thân máy nhé. Đừng cho thân máy vào nước.
Bước 4: Tiến hành rửa
Sử dụng chổi chuyên dụng như đã đề cập ở phần trên. Bạn lần lượt kỳ cọ ở những phần chất bã khó rửa, nếu chổi lớn khó sử dụng, bạn hãy linh hoạt chọn chổi nhỏ hơn nhé. Như vậy sẽ tiện hơn rất nhiều. Chất tẩy rửa dùng cũng không được có độ bào mòn quá cao.
Bước 5: Phơi khô
Đem phơi khô tất cả bộ phận. Bạn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự để đến khi lắp ráp dễ dàng tháo lắp, không cần phải rối.
Xem thêm : Cách sử dụng máy xay sinh tố
Bước 6: Vệ sinh thân máy
Đối với phần thân máy, sử dụng khăn mềm đã chuẩn bị trước đó để lau, bạn hãy chú ý nhẹ nhàng thôi nhé. Vì phần thân máy ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của máy. Lưu ý không được để nước dính vào phần thân máy. Chỉ sử dụng khăn mềm, sạch lau bên ngoài.
Bước 7: Lắp ráp
Bước cuối cùng, lắp ráp máy lại như cũ. Chú ý kiểm tra xem đã đầy đủ thiết bị hay chưa, rồi bạn sắp lần lượt chúng vào. Sau khi ổn cắm nguồn điện và thử vận hành máy.
Lời kết
Sử dụng máy ép chậm là một chuyện và cách vệ sinh máy ép chậm sao cho an toàn mà vẫn đảm bảo thiết bị hoạt động tốt lại là một chuyện khác. Với mỗi lần vệ sinh như vậy, bạn cần cẩn thận và thực hiện các bước như trên nhé. Hy vọng bài viết có hữu ích đối với bạn. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và chọn mua máy ép chất lượng, uy tín nhất nhé!
Máy ép cỏ lúa mì Lexen
- Địa chỉ: 25A Đường 30, P. Linh Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM
- Hotline: 0918.39.79.23 – 038.431.4490
- Email: mayeplexen@gmail.com