Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và chế độ ăn uống lành mạnh, bên cạnh chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và tăng sức đề kháng. Cùng GHO tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!
Triệu chứng có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin Covid-19?
Sau khi tiêm vaccine Covid-19, tùy theo cơ địa của mỗi người mà sẽ bị mức độ tác dụng phụ khác nhau như:
– Vị trí tiêm đau, nóng, ngứa
– Sốt, đau đầu
– Buồn nôn, chán ăn
– Đau cơ, khớp
– Mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh.
Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi để hồi phục khỏe mạnh, cơ thể cần tiêu tốn nhiều năng lượng và dưỡng chất. Vì vậy, để xây dựng dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 hiệu quả, việc bổ sung đầy đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất thiết yếu từ các thực phẩm lành mạnh là điều rất cần thiết
Xem thêm: 5 Thói quen xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ, hạnh phúc
Cách tăng sức đề kháng và hồi phục cơ thể nhanh chóng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19
Bổ sung nước
Sau tiêm vắc xin, cơ thể sẽ sốt và mệt mỏi hơn nên thường gây mất nước, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay. Vì vậy, bạn cần uống nhiều nước hơn để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Lượng nước trung bình cần thiết cho mỗi người trưởng thành là 2,5 lít mỗi ngày.
Ngoài nước lọc và nước sôi để nguội, bạn nên dùng thêm nước ép từ trái cây, rau củ bởi chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nước ép rau củ quả không chỉ một giải pháp dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 phục hồi cơ thể hiệu quả, mà còn là cách xây dựng chế độ dinh dưỡng xanh, lành mạnh cho bạn và gia đình.
Lưu ý, bạn không nên uống nước quá nhiều cùng một lúc. Bởi cơ thể sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn, càng mệt mỏi hơn vì mất chất điện giải. Khi uống nước, bạn cần uống từ từ, càng chậm càng tốt và chia lượng nước cần uống thành từng ngụm nhỏ sẽ giúp giải cơn khát tốt hơn.
Chế độ ăn hợp lý và giàu vi chất dinh dưỡng
Chán ăn, mệt mỏi, sốt và sưng đau là các triệu chứng gặp phải sau khi tiêm vắc xin nên bạn cần ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp canh. Cháo hành nấu thịt, cháo đậu xanh nấu thịt, canh gà, súp cua,… là các món ăn vừa dinh dưỡng cao vừa chế biến đơn giản, được nhiều người lựa chọn. Đồng thời, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ dùng trong ngày.
Ngoài ra, với dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn cũng cần chú ý cân đối về tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng bằng cách đa dạng các loại thực phẩm dùng hằng ngày. Nên phối hợp từ 15-20 thực phẩm tươi sạch và thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên hơn.
Đạm là một chất cũng rất cần thiết cho hệ miễn dịch cơ thể. Đạm giúp thúc đẩy quá trình tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Về nguồn đạm, bạn nên cần đối giữa đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua,…) và đạm thực vật (các loại đậu, vừng,…)
Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng. Vitamin A, C, D, E, sắt và selen là các dưỡng chất quan trọng cho quá trình xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể. Theo khuyến nghị, mỗi ngày bạn nên ăn 200-300 gram rau xanh, 100-200 gram quả chín.
Tham khảo thêm: Chỉ số khối cơ thể khoẻ mạnh (BMI) là gì? Cách tính chỉ số BMI
Tổng kết
Vắc xin giúp bạn phòng ngừa Covid-19 hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu với cơ thể. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ nghỉ ngơi chăm sóc và ăn uống khoa học là điều rất cần thiết để cơ thể chúng ta phục hồi và khỏe mạnh nhanh chóng. Với chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 vừa được chia sẻ ở trên, GHO tin rằng bạn sẽ có chế độ dinh dưỡng xanh thật thành công để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình vượt qua mùa dịch Covid.